
Tham khảo: Thiết bị báo cháy giá gốc tại kho
Luật PCCC – Nghị Định Thông Tư mới nhất về phòng cháy chữa cháy. Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy mới nhất 2022.
Tham khảo: Thiết bị báo cháy giá gốc tại kho
Tham khảo thêm: Các quy định, hướng dẫn về bảo trì và sửa chữa thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu công nghiệp, xưởng sản xuất
Dưới đây là một số thông tư hướng dẫn và quy định về công tác đào tạo phòng cháy chữa cháy tại khu công nghiệp mà bạn có thể tham khảo:
Tham khảo:
Lưu ý rằng danh sách trên chỉ là một số thông tư hướng dẫn cơ bản, và có thể có thêm các văn bản pháp luật khác liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy tại khu công nghiệp. Bạn nên tham khảo các thông tư, quy định cụ thể của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và các cơ quan chức năng để nắm rõ hơn về yêu cầu và quy định chi tiết.
Tham khảo thêm: Thiết bị phòng cháy chữa cháy theo thông tư TT150/BCA
Tham khảo: Thiết bị báo cháy giá rẻ tại kho
1. Áo chữa cháy (mẫu số 01).
2. Quần chữa cháy (mẫu số 02).
3. Mũ chữa cháy (mẫu số 03).
4. Ủng chữa cháy (mẫu số 04).
5. Găng tay chữa cháy (mẫu số 05).
6. Khẩu trang chữa cháy (mẫu số 06).
3. Màu sắc: Vàng (pantone 15-1132 TPX).
Theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thân mũ làm bằng nhựa ABS tổng hợp, có kích thước 296 x 237 x 183 mm, bề dày ³ 04 mm, chịu va đập; phía trên đỉnh mũ có lớp vỏ xương sống vuông chạy từ trước ra sau, hai bên thân mũ có cấu tạo lồi ra để bảo vệ tai. Phía trước mũ có kính bảo vệ bằng nhựa Polycarbonate (PC) không màu, bề dày 02 mm, giúp cản bụi, gió, hơi nóng khi chữa cháy. Bên trong thân mủ có lớp xốp bảo vệ bằng chất polystyren dày ³ 20 mm để làm giảm lực va chạm; lớp lót bằng sợi poly dày 02 mm; quai đeo và khóa làm bằng sợi tổng hợp và nhựa Acetic có sức chịu tải, giúp giữ cố định mũ vào đầu khi di chuyển; có thiết bị tăng giảm cỡ đầu để tăng giảm chu vi vòng đầu khi sử dụng.
1. Ủng chữa cháy theo thông tư 48:
a) Kiểu dáng: Theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Kinh phí bảo đảm trang bị trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng được bố trí trong ngân sách quốc phòng và an ninh hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở bảo đảm kinh phí trang bị trang phục chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
3. Kinh phí bảo đảm trang bị trang phục chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Căn cứ yêu cầu và tình hình thực tế, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về trang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành quy định tại Thông tư này trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
3. Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ vào tháng 12 hàng năm báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) việc thực hiện quy định về trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
b) Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về Trang phục pccc theo thông tư 48 cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).
4. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
5. Đề nghị thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy định về trang bị PCCC của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc cơ quan, tổ chức, cơ sở do Bộ, ngành, địa phương mình quản lý.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.
( Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BCA ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an )
PCCC Hướng Dương – Tổng kho nhập khẩu và phân phối vật tư, thiết bị phòng cháy chữa cháy sỉ,lẻ hàng đầu VIỆT NAM, có đầy đủ temp kiểm định PCCC. Giá ưu đãi tại kho. Hỗ trợ chi phí vận chuyển cho đơn hàng lớn.
Tham khảo các sản phẩm thiết bị PCCC cung cấp:
-> Combo thiết bị PCCC theo thông tư 150 giá tốt.
-> Các loại bình chữa cháy thường dùng trong công tác phòng cháy chữa cháy.
-> Thiết bị chữa cháy các loại.
-> Thiết bị báo cháy, báo khói, báo nhiệt các loại.
Thông tin liên hệ:
PCCC HƯỚNG DƯƠNG – Nhập khẩu và phân phối các thiết bị PCCC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM.
Website: pccchuongduong.vn
Hotline: 0909 885 144 – 0902 860 114
Email: pccchuongduong@gmail.com
Địa chỉ: 92 Phan Huy ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM
BỘ CÔNG AN Số: 150/2020/TT-BCA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH
__________________
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an:
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về danh mục, số lượng, kinh phí bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Lực lượng dân phòng;
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
4. Công an các đơn vị, địa phương;
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
Điều 3. Nguyên tắc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
3. Bảo đảm đúng tiêu chuẩn, mục đích, đối tượng sử dụng.
4. Phù hợp với điều kiện ngân sách của địa phương và khả năng bảo đảm kinh phí của cơ sở.
Chương II. TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH
Điều 4. Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng
1. Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội dân phòng được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tùy theo tính chất, đặc điểm về địa lý, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, yêu cầu của công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên từng địa bàn cấp xã thuộc phạm vi quản lý và khả năng bảo đảm ngân sách của địa phương, lực lượng dân phòng có thể được trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần thiết khác quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
3. Căn cứ vào danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bảo đảm trang bị cho lực lượng dân phòng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và yêu cầu thực tiễn công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên từng địa bàn cấp xã thuộc phạm vi quản lý, cơ quan Công an có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cùng cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng bảo đảm theo quy định và xem xét, quyết định trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần thiết khác.
Điều 5. Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trang bị phương tiện tại các mục 3, 4, 5 và mục 6 của Phụ lục II và Phụ lục III phụ thuộc vào số lượng đội viên nhưng không ít hơn số lượng quy định và phù hợp với đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.
2. Trường hợp cơ sở được trang bị phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thì việc trang bị loại, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng được thực hiện theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh và yêu cầu của công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở để xem xét, quyết định số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành bảo đảm theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và xem xét, quyết định trang bị cụ thể loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các chức danh của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Ngoài danh mục phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm về cháy, nổ tại cơ sở và khả năng bảo đảm kinh phí, có thể quyết định việc trang bị thêm cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý các loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần thiết khác quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Điều 6. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều 48 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và điểm c khoản 1 Điều 29, khoản 2 Điều 42 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở bảo đảm kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc các cơ quan, tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2021 và thay thế Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
2. Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành đã được trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo định mức bằng hoặc cao hơn quy định tại Thông tư này trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục sử dụng cho đến khi phương tiện bị hỏng phải thay thế; trường hợp chưa được trang bị hoặc đã được trang bị nhưng thấp hơn số lượng quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư trang bị các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ vào cuối tháng 11 hàng năm báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) việc thực hiện quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
b) Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).
c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quy chế về quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý với các nội dung: Nguyên tắc quản lý, sử dụng phương tiện; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, lực lượng dân phòng được trang bị, sử dụng phương tiện; điều kiện, trách nhiệm của cán bộ, đội viên lực lượng dân phòng được giao sử dụng phương tiện; điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi bảo quản phương tiện; các chức danh của lực lượng dân phòng được sử dụng phương tiện và loại phương tiện được trang bị, sử dụng; các nội dung khác có liên quan.
3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an; – Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an; – Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp; – Công báo; – Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Công an; – Lưu: VT, C07. | BỘ TRƯỞNG Đại tướng Tô Lâm |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC, SỐ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRANG BỊ CHO 01 ĐỘI DÂN PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an)
STT | DANH MỤC | SỐ LƯỢNG | ĐƠN VỊ | NIÊN HẠN SỬ DỤNG |
1 | Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 04 kg | 05 | Theo quy định của nhà sản xuất | |
2 | Bình khí chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 03 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 06 lít | 05 | Bình | Theo quy định của nhà sản xuất |
3 | Đèn pin (độ sáng 200 lm, chịu nước IPX4) | 02 | Chiếc | Hỏng thay thế |
4 | Rìu cứu nạn (trọng lượng 2 kg, cán dài 90 cm, chất liệu thép cacbon cường độ cao) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
5 | Xà beng (một đầu nhọn, một đầu dẹt; dài 100 cm) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
6 | Búa tạ (thép cacbon cường độ cao, nặng 5 kg, cán dài 50 cm) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
7 | Kìm cộng lực (dài 60 cm, tải cắt 60 kg) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
8 | Túi sơ cứu loại A (Theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) | 01 | Túi | Hỏng thay thế |
9 | Cáng cứu thương (kích thước 186 cm x 51 cm x 17 cm; tải trọng 160 kg. | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
PHỤ LỤC II
DANH MỤC, SỐ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRANG BỊ CHO 01 ĐỘI PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 150/2020/TT-BCA, ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
STT | DANH MỤC | SỐ LƯỢNG | ĐƠN VỊ | NIÊN HẠN SỬ DỤNG | |
Thuộc phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP | Thuộc phụ lục II Nghị định số 136/2020/NĐ-CP | ||||
1 | Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 04 kg | 03 | 05 | Bình | Theo quy định của nhà sản xuất |
2 | Bình khí chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 03 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 06 lít | 03 | 05 | Bình | Theo quy định của nhà sản xuất |
3 | Mũ chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 03 | 05 | Chiếc | Hỏng thay thế |
4 | Quần áo chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 03 | 05 | Bộ | Hỏng thay thế |
5 | Găng tay chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 03 | 05 | Đôi | Hỏng thay thế |
6 | Giầy, ủng chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 03 | 05 | Đôi | Hỏng thay thế |
7 | Mặt nạ lọc độc (đáp ứng QCVN 10:2012/BLĐTBXH) | 03 | 05 | Chiếc | Hỏng thay thế |
8 | Đèn pin (độ sáng 200lm, chịu nước IPX4) | 01 | 02 | Chiếc | Hỏng thay thế |
9 | Rìu cứu nạn (trọng lượng 2 kg, cán dài 90 cm, chất liệu thép cacbon cường độ cao) | 01 | 02 | Chiếc | Hỏng thay thế |
10 | Xà beng (một đầu nhọn, một đầu dẹt; dài 100 cm) | 01 | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
11 | Búa tạ (thép cacbon cường độ cao, nặng 5 kg, cán dài 50 cm) | 01 | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
12 | Kìm cộng lực (dài 60 cm, tải cắt 60 kg) | 01 | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
13 | Túi sơ cứu loại A (Theo Thông tư số 19/2016/TT- BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) | 01 | 02 | Túi | Hỏng thay thế |
14 | Cáng cứu thương (kích thước 186 cm x 51 cm x 17 cm; tải trọng 160 kg. | – | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
15 | Bộ đàm cầm tay (đáp ứng tiêu chuẩn IP54) | – | 02 | Chiếc | Hỏng thay thế |
PHỤ LỤC III
DANH MỤC, SỐ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRANG BỊ CHO 01 ĐỘI PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 150/2020/TT-BCA, ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
STT | DANH MỤC | SỐ LƯỢNG | ĐƠN VỊ | NIÊN HẠN SỬ DỤNG |
1 | Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 04 kg | 10 | Bình | Theo quy định của nhà sản xuất |
2 | Bình khí chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 03 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 06 lít | 10 | Bình | Theo quy định của nhà sản xuất |
3 | Mũ chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 10 | Chiếc | Hỏng thay thế |
4 | Quần áo chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 10 | Bộ | Hỏng thay thế |
5 | Găng tay chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 10 | Đôi | Hỏng thay thế |
6 | Giầy, ủng chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 10 | Đôi | Hỏng thay thế |
7 | Mặt nạ lọc độc (đáp ứng QCVN 10:2012/BLĐTBXH) | 10 | Chiếc | Hỏng thay thế |
8 | Mặt nạ phòng độc cách ly (loại có mặt trùm và bình khí thở) | 03 | Bộ | Hỏng thay thế |
9 | Đèn pin (độ sáng 300 lm, chịu nước IPX5) | 03 | Chiếc | Hỏng thay thế |
10 | Rìu cứu nạn (trọng lượng 2 kg, cán dài 90 cm, chất liệu thép cacbon cường độ cao) | 02 | Chiếc | Hỏng thay thế |
11 | Xà beng (một đầu nhọn, một đầu dẹt; dài 100 cm) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
12 | Búa tạ (thép cacbon cường độ cao, nặng 5kg, cán dài 50 cm) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
13 | Kìm cộng lực (dài 60 cm, tải cắt 60 kg) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
14 | Dây cứu người (dài 30 m, sợi polyester, chống nước, chống cháy, chịu nhiệt; tải trọng 500 kg; lực kéo đứt 100 KN) | 02 | Cuộn | Hỏng thay thế |
15 | Thang chữa cháy (dài 3,5m; chất liệu kim loại chịu lực) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
16 | Túi sơ cứu loại B (Theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) | 01 | Hộp | Hỏng thay thế |
17 | Cáng cứu thương (kích thước 186 cm x 51 cm x 17 cm; tải trọng 160 kg). | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
18 | Bộ đàm cầm tay (đáp ứng tiêu chuẩn IP55) | 02 | Chiếc | Hỏng thay thế |
Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy là một trong những quy định về phòng cháy, chữa cháy để cơ quan chức năng cấp phép cho chung cư, nhà ở cao tầng được phép hoạt động. Trong bài viết này, pccchuongduong.vn sẽ viết bài về các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy mới nhất 2020
Dưới đây là một số quy định về phòng cháy, chữa cháy đối với các tòa nhà cao tầng, trong đó có chung cư:
Dưới đây là một số quy định về phòng cháy, chữa cháy so với các tòa nhà cao tầng, trong đó có chung cư.
Tất cả các khu vực trong tòa nhà có nguy hiểm về cháy, kể cả những khu vực đang được trang bị thiết bị chữa cháy đều phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe. Bình phải được bố trí ở vị trí thiết kế, không để bình tập trung một chỗ.
Xem thêm: Giá Bình Chữa Cháy Co2 3kg MT3
Trong đó, với mức độ nguy hiểm thấp, định mức trang bị bình chữa cháy là 150m2/bình; cấp độ nguy hiểm trung bình là 75m2/bình và với cấp độ nguy hiểm cao là 50m2/bình.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 3890:2009.
Các tòa chung cư phải bố trí từ 1 đến 2 họng tiếp nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong tòa nhà với lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây.
Các họng chữa cháy bên trong tòa nhà phải sắp xếp cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang và những kênh dễ thấy, dễ dùng. Tâm của họng chữa cháy phải đặt ở độ cao 1,25m so với mặt sàn; Mỗi họng chữa cháy trong tòa nhà phải có đặt van khóa, lăng phun nước chữa cháy và cuộn vòi mềm có quá đủ độ dài theo tính toán.
Xem thêm: Giá Họng Tiếp Nước Chữa Cháy 3 Chạc
Theo Tiêu phù hợp Việt Nam: TCVN 2622:1995.
Tòa nhà từ 05 tầng trở lên phải trang bị hệ thống báo cháy tự động. Hệ thống này phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phát hiện cháy nhanh, chuyển tín hiệu rõ ràng và đảm bảo độ tin cậy. Trường hợp thiết bị báo cháy tự động có kết nối với hệ thống chữa cháy thì ngoài tính năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để kịp thời dập tắt đám cháy.
Hệ thống này sau khi mang vào hoạt động phải được kiểm tra định kỳ mỗi năm ít nhất 02 lần; được bảo dưỡng ít nhất 2 năm một lần.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 3890:2009.
Cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để đủ nội lực mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Với các tòa nhà có chiều cao lớn hơn 15m, các chân trời này phải là cửa đặc hoặc với kính cường lực.
so với các buồng thang bộ, cửa ra vào cần phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra ngoài không có cơ cấu tự đóng và không cần chèn kín khe cửa.
Cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi dùng phải được trang bị cơ cấu tự đóng khi có cháy.
Theo Quy phù hợp Việt Nam: QCVN 06:2010/BXD.
Trong các nhà cao tầng phải có ít nhất 02 lối ra thoát nạn để đảm bảo cho người thoát nạn an toàn khi có cháy, cùng lúc tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.
Xem thêm : Các cách sắp xếp hàng hóa trong kho mới nhất 2020
Trong các nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng to hơn 300m2 thì hành lang chung hoặc lối đi cần phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Cho phép design một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải design ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2.
Nguồn : https://luatvietnam.vn
PCCC Hướng Dương – Công ty chuyên nhập khẩu và phân phối, cung cấp hệ thống và thiết bị phòng cháy chữa cháy cho các chung cư, nhà cao tầng, công trình, nhà xưởng, khu công nghiệp, các khu dân cư với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, có tâm với nghề. Chúng tôi luôn mong muốn đưa đến cho Quý khách những giải pháp tốt nhất, trang thiết bị chất lượng cao và cam kết giá cạnh tranh nhất giúp Quý khách an tâm sống vui.
Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
Ngày 31/07/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định này là quy định về Danh mục dự án, công trình phải được cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy. Trong đó bao gồm: Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên…
Bên cạnh đó, Nghị định cũng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới. Cụ thể, phương tiện giao thông cơ giới từ 04 chỗ ngồi trở lên, phương tiện vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn; người điều kiện phương tiện này phải được học tập kiến thức về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp Giấy phép điều khiển phương tiện; đồng thời, người điều khiển phương tiện có phụ cấp trách nhiệm hoặc người làm việc, phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên hoặc trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; có phương tiện chữa cháy phù hợp…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2014.
Xem chi tiết Nghị định 79/2014/NĐ-CP tại đây